Chu kỳ

Không có băng vệ sinh thì dùng gì? 4 thứ có thể thay thế băng vệ sinh

Có thể nói, băng vệ sinh là một vật dụng không thể thiếu của chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, nếu chẳng may không có băng vệ sinh thì bạn gái nên dùng gì? Liệu có những mẹo ứng phó khẩn cấp và phòng tránh nào hay để chị em tham khảo? Cùng Kotex trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

>> Tham khảo:

Không có băng vệ sinh thì dùng gì? Cách làm băng vệ sinh tại nhà 

Làm băng vệ sinh dùng tạm từ giấy vệ sinh 

Nếu hết băng vệ sinh thì chị em phụ nữ có thể dùng giấy vệ sinh để làm băng vệ sinh tạm thời. Cụ thể cách làm như sau:

  • Bước 1: Lấy 1 ít giấy vệ sinh có chất liệu cotton mềm mại (loại 2 - 3 lớp).

  • Bước 2: Lót giấy vệ sinh vào quần lót để tạm thời thay thế băng vệ sinh.

Tuy nhiên, bạn gái cần lưu ý rằng: giấy vệ sinh không có chức năng thấm hút và không đảm bảo sạch sẽ như băng vệ sinh nên đây không phải là giải pháp lâu dài. 

Cách làm băng vệ sinh dùng tạm từ giấy vệ sinh

Lấy giấy vệ sinh để làm băng vệ sinh tạm thời là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng băng gạc hoặc bông y tế làm băng vệ sinh

Ngoài giấy vệ sinh, các nàng cũng có thể dùng bông y tế hoặc băng gạc để làm băng vệ sinh tạm thời. Cách làm cũng tương tự như giấy vệ sinh. Lưu ý rằng chỉ nên xem đây là phương án “chữa cháy” khi trong nhà hết băng vệ sinh chứ không nên thường xuyên sử dụng.

Sử dụng băng gạc hoặc bông y tế làm băng vệ sinh

Sử dụng băng gạc hoặc bông y tế làm băng vệ sinh tạm thời là một cách hay (Nguồn: Sưu tầm)

Làm băng vệ sinh từ vải 

Nếu muốn làm băng vệ sinh từ vải để “cứu cánh” những lúc hết băng vệ sinh nhưng “chị nguyệt” lại bất ngờ ghé thăm thì bạn nữ cần phải thực hiện nhiều bước khá công phu. 

  • Phần 1: Chuẩn bị miếng đệm lót ngoài cùng

    • Bước 1: Vẽ một hình kim cương dài khoảng 23cm và rộng khoảng 21cm trên bìa cứng. Sau đó, bạn dùng kéo cắt theo hình đã vẽ để tạo khuôn mẫu cho miếng băng.

    • Bước 2: Cắt 2 miếng vải cotton có khả năng thấm hút theo khuôn mẫu như trên rồi may lại với nhau. Lưu ý: bạn cần ghim hai miếng vải lại với nhau sao cho mặt ngoài của vải nằm ở bên trong.

    • Bước 3: Cắt một đường dọc vừa đủ ở giữa miếng vải (chỉ cắt một lớp chứ không phải cả hai). Sau đó, bạn từ từ lật ngược mặt vải lại theo đường cắt này.

    • Bước 4: Khâu xung quanh miếng lót ngoài thêm một lần nữa để chắc chắn.

  • Phần 2: Chuẩn bị lớp lót để thấm hút máu kinh

    • Bước 1: Vẽ một hình chữ nhật dài khoảng 21cm và rộng khoảng 6.5cm với 2 đầu tròn để làm khuôn mẫu miếng lót trong.

    • Bước 2: Cắt 3 - 4 miếng vải cotton theo khuôn mẫu như trên rồi khâu cố định chúng lại với nhau. Sau đó, bạn may chồng các lớp lót bên trong bằng cách khâu xung quanh mép các mảnh lót.

    • Bước 3: Cắt 2 miếng vải nỉ theo khuôn mẫu rồi ghim chúng lại sao cho mặt vải ngoài xoay vào bên trong và may theo đường viền từ đầu đến cuối (không được để trống).

    • Bước 4: Rạch 1 đường dọc khoảng 10 - 16cm trên một mặt vải để nhét các lớp vải lót vào bên trong rồi khâu kín lại. Sau đó, bạn gái may tất cả phần đệm lót và lớp lót lại với nhau. Cuối cùng, đính thêm một vài nút bấm hoặc băng dính ở hai bên cánh của miếng băng để cố định và tháo băng ra dễ dàng. 

Cách làm băng vệ sinh từ vải

Chia sẻ chi tiết cách làm băng vệ sinh từ vải (Nguồn: Sưu tầm)

Hết băng vệ sinh khi đang ở trường, văn phòng phải làm sao? 

Buộc áo vào ngang thắt lưng 

Trong trường hợp không có băng vệ sinh hoặc không kịp thay băng khiến máu kinh bị tràn ra ngoài và dính “vết đỏ” trên quần, bạn có thể buộc chiếc áo khoác ngang thắt lưng để tạm thời che đi “các vết chói mắt”. Đây là một cách đơn giản và dễ thực hiện mà bạn gái có thể tham khảo. 

Hỏi xin các cô gái xung quanh để “chữa cháy” ngay

Nếu đang ở trường hoặc văn phòng mà quên đem theo băng vệ sinh để “chữa cháy” thì bạn có thể hỏi các cô gái xung quanh thử xem. Trong tình huống này, hy vọng họ sẽ có 1 miếng băng vệ sinh dự phòng cho bạn mượn.

Cách phòng tránh trường hợp hết băng vệ sinh bất ngờ 

Để băng vệ sinh ở nhiều nơi khác nhau

Các cô nàng nên chuẩn bị sẵn băng vệ sinh trong túi xách, tủ cá nhân ở công ty, tủ đồ dùng sinh hoạt tại nhà và thường xuyên check thử “em ấy” còn hay hết để bổ sung thêm. Thói quen này sẽ giúp bạn gái chủ động hơn khi tới ngày “đèn đỏ”.

Luôn mang theo băng dự phòng khi đi ra ngoài 

Mang theo 1 - 2 miếng băng vệ sinh dự phòng khi đi ra ngoài là một sự chuẩn bị thông minh. Vì dù bạn có chu kỳ đều đặn như thế nào đi chăng nữa thì thỉnh thoảng cũng có vài tháng bị rối loạn kinh nguyệt do chế độ sinh hoạt chưa hợp lý chẳng hạn.

Nhớ mang theo băng dự phòng khi đi ra ngoài

Bỏ túi 1 - 2 miếng băng vệ sinh dự phòng khi đi ra ngoài là 1 sự chuẩn bị thông minh (Nguồn: Sưu tầm)

Chuẩn bị loại băng vệ sinh chất lượng và an toàn 

Có nhiều chị em phụ nữ gặp tình trạng tràn băng ra ngoài khi không kịp thay băng vệ sinh mới. Vì vậy, bạn nữ nên lựa chọn các loại băng vệ sinh có khả năng thấm hút tốt và chống tràn hiệu quả đến từ các thương hiệu uy tín để bảo vệ “cô bé” trong kỳ hành kinh.

Chọn loại băng vệ sinh chất lượng và an toàn 

Chọn loại băng vệ sinh có khả năng thấm hút tốt và chống tràn hiệu quả  (Nguồn: Sưu tầm)

Sử dụng phần mềm tính chu kỳ có tích hợp tính năng nhắc nhở 

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chị em phụ nữ có thể sử dụng app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để có sự chuẩn bị tốt nhất. Tuy nhiên, các ứng dụng đó chỉ đúng với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu bạn là người có chu kỳ hành kinh bất thường thì đây chưa chắc là một cách làm hiệu quả. 

Dùng phần mềm tính chu kỳ có tích hợp tính năng nhắc nhở

Chị em phụ nữ có thể sử dụng phần mềm tính chu kỳ có tích hợp tính năng nhắc nhở (Nguồn: Sưu tầm)

Lên thời khóa biểu để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Nếu bạn gái không thích dùng phần mềm để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên điện thoại thì có thể tự viết thời khóa biểu chu kỳ kinh nguyệt cho riêng mình. Hầu hết, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 25 - 31 ngày (có thể nhiều hoặc ít hơn vài ngày). Theo đó, bạn có thể dễ dàng đoán được kỳ “dâu rụng” tiếp theo. 

Cô nàng lên thời khóa biểu để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Sử dụng thời khóa biểu để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng báo thức nhắc nhở trên điện thoại

Một option công nghệ khác mà bạn có thể dùng để phòng tránh trường hợp hết băng vệ sinh bất ngờ là báo thức nhắc nhở trên điện thoại. Cô gái có thể cài đặt sẵn giờ và ngày mà mình sẽ đi mua băng vệ sinh để chuẩn bị cho chu kỳ “đèn đỏ” kế tiếp.

Chú ý các dấu hiệu để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ hành kinh

Hầu hết chị em phụ nữ khi đến kỳ hành kinh sẽ có những dấu hiệu sắp có kinh như: đau bụng, đầy hơi, đau nhức đầu vú, vú bị căng, nóng trong người, dễ nổi cáu và khí hư ra nhiều. Nếu thấy cơ thể mình có những dấu hiệu trên thì rất có thể bạn sắp đến chu kỳ kinh nguyệt rồi đấy!

Lưu ý các dấu hiệu để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ hành kinh

>Các dấu hiệu cho thấy bạn sắp đến kỳ hành kinh là: đau bụng, vú bị căng, dễ nổi nóng, khí hư ra nhiều,... (Nguồn: Sưu tầm)

Với bài viết trên, Kotex đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi không có băng vệ sinh thì dùng gì đồng thời chia sẻ một số mẹo phòng tránh và ứng phó kịp thời rất hay. Hy vọng sẽ giúp chị em xử lý tốt tình huống hết băng vệ sinh khi “chị nguyệt” bất ngờ ghé thăm. Nếu có nhu cầu bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm vào ngày “đèn đỏ”, các bạn nữ có thể tham khảo mua những sản phẩm băng vệ sinh Kotex an toàn và chất lượng nhé!

>> Tham khảo: 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.