Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp và gây nên không ít phiền toái cho các bạn nữ. Không những ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý mà còn liên quan trực tiếp đến khả năng làm mẹ của các nàng sau này. Vậy chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không? Tại sao kinh nguyệt lại không đều và có gây nên tác hại không? Cùng Kotex tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!
>> Tham khảo thêm:
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày và cách tính ngày rụng trứng
TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất Cùng Cách Dùng
Kinh nguyệt không đều là như thế nào?
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt không theo một chu kỳ ổn định, có thể đến sớm hoặc trễ hơn, hay thậm chí là mất kinh. Người có chu kỳ kinh không đều sẽ có chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hay dài hơn 35 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3-5 ngày.
Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi kéo dài từ 28 - 30 ngày, tính từ ngày đầu tiên thấy máu âm đạo của tháng này đến ngày đầu tiên thấy máu âm đạo của lần hành kinh tiếp theo.
>> Tham khảo:
- Kinh Nguyệt Màu Đen, Ra Ít Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?
- Cách Chữa Kinh Nguyệt Màu Đen An Toàn, Hiệu Quả
Thế nào là kinh nguyệt không đều?
Chu kỳ kinh không đều thường gặp ở độ tuổi nào?
Trong 2 – 3 năm đầu hành kinh (thường là giai đoạn tuổi dậy thì), các bạn gái thường gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Bởi vì trong giai đoạn này, nội tiết tố và buồng trứng chưa hoạt động ổn định. Bạn gái sẽ có chu kỳ thay đổi thất thường, có những tháng ra nhiều hoặc ra ít máu.
Mặt khác, chu kỳ kinh không đều cũng xuất phát từ các nguyên nhân như căng thẳng, mệt mỏi, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó, bạn vẫn sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt thất thường ở mọi độ tuổi.
Ngoài ra, các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng cần chú ý nếu kinh nguyệt thất thường và kéo dài nhiều ngày. Vì tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,... Nếu kinh nguyệt không đều kèm các triệu chứng bệnh lý khác thì bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chữa trị kịp thời.
Xem thêm:Kinh nguyệt không đều ở tuổi 19: Nguyên nhân & Cách điều trị
Biểu hiện của chu kỳ kinh không đều
Kinh nguyệt không đều thường có những biểu hiện như sau:
- Khoảng thời gian giữa hai kỳ nguyệt san thay đổi: ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 30 ngày.
- Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
- Màu sắc máu kinh bất thường, có thể màu đen hoặc lẫn các cục máu đông. Lượng máu nhiều hoặc ít hơn so với thông thường.
- Ra máu giữa hai kỳ kinh.
- Mất kinh, không có kinh trong vòng 90 ngày.
>> Tham khảo: Chậm Kinh 5 Ngày Có Phải Là Dấu Hiệu Mang Thai Không?
Những dấu hiệu của chu kỳ kinh không đều
Những trường hợp nào được gọi là kinh nguyệt không đều?
Căn cứ vào lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, thời gian ra máu dài hay ngắn, ngày ra máu có đúng chu kỳ hành kinh hay không, hiện tượng kinh nguyệt không đều được chia thành 7 loại:
- Kinh sớm: Là hiện tượng “bà dì” ghé thăm sớm hơn thời gian dự định. Nếu đến sớm hơn vài ngày so với dự kiến thì vẫn được xem là bình thường, nhưng nếu “bà dì” đến sớm hơn 7 ngày, đây là hiện tượng kinh nguyệt không đều.
- Chậm kinh: Ngược lại với hiện tượng Kinh Sớm. Là hiện tượng hành kinh đến muộn hơn so với chu kỳ bình thường, thời gian xảy ra thường muộn hơn 7 ngày so với dự kiến.
- Rong kinh: Thời gian ra máu kinh kéo dài dai dẳng, vượt hơn 10 ngày và lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml.
- Kinh thưa: Là hiện tượng chu kỳ “đèn đỏ” kéo dài bất thường, vượt quá 35 ngày. Khoảng cách giữa 2 chu kỳ có thể lên đến 2, 3 tháng, thậm chí là 5 tháng.
- Vô kinh: Là hiện tượng không xuất hiện hiện tượng ra máu kinh theo chu kỳ. Kinh nguyệt biến mất từ 6-12 tháng. Người trên 35 tuổi không có kinh trong 3 tháng được coi là vô kinh.
- Cường kinh: Là hiện tượng lượng máu kinh ra nhiều vượt quá 80ml, quá nhiều và quá ồ ạt trong nhiều ngày.
- Thiểu kinh: Là tình trạng lượng “dâu rụng” ít bất thường, chỉ nhỏ giọt, thời gian hành kinh dưới 2 ngày.
>> Tham khảo:
23 Cách Làm Chậm Kinh Nguyệt 1 Tuần An Toàn, Hiệu Quả
Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi 19 là gì?
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều
Ảnh hưởng bởi nội tiết tố
Hai loại nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Đối với nữ giới, hai loại nội tiết tố này đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, khi có quá nhiều hoặc quá ít lượng hormone estrogen hoặc progesterone, thời gian hành kinh của bạn sẽ bị rối loạn.
Lượng hormone trong máu thay đổi là nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng nội tiết tố. Khi cơ thể nữ giới bị mất cân bằng nội tiết, dấu hiệu rõ ràng nhất là kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, sự rối loạn nội tiết tố còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như mất ngủ, mụn trứng cá, rối loạn trí nhớ, các vấn đề về tiêu hóa, tâm trạng thất thường,...
>> Tham khảo: Hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu? Nguyên nhân và cách chữa trị
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Vào độ tuổi dậy thì, cơ thể của các bạn gái bước dần vào giai đoạn trưởng thành nên có sự thay đổi lớn cả về tâm lý và sinh lý. Trong giai đoạn chuyển đổi này, hormone sinh dục thiếu sự ổn định dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyện do tuổi dậy thì thường gặp nhất với các triệu chứng như lượng máu hàng ngày thay đổi bất thường, thời gian hành kinh và chu kỳ kinh không đều.
Vậy kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Đây là trường hợp khá phổ biến và không đáng lo ngại, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định theo thời gian. Tuy nhiên nếu kinh nguyệt rối loạn kèm theo những triệu chứng bất thường khác, cần đến bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Trái với giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh là giai đoạn phụ nữ dần bước vào thời kỳ mãn kinh. Do đó, hoạt động của buồng trứng dần suy giảm và cơ thể dần mất khả năng cân bằng nội tiết. Phụ nữ trong giai đoạn này sẽ có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Sau giai đoạn này, họ sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh và hoàn toàn mất hẳn kinh nguyệt.
Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt không đều
Sau khi sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone prolactin. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh sữa mẹ để nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, hormone prolactin cũng ngăn cản quá trình rụng trứng, làm hoãn chu kỳ kinh nguyệt.
Cơ thể của người mẹ sẽ dần điều chỉnh và sẽ có lại kinh nguyệt sau sinh khoảng 74 ngày. Theo các chuyên gia, những người mẹ không cho con bú hoặc con bú không đều sẽ có kinh quay trở lại sớm hơn bình thường. Mặt khác, những người phụ nữ cho con bú thường xuyên vẫn bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Bởi vì cơ thể của họ cần có thời gian để hồi phục trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Thừa cân, sụt cân quá nhanh
Khi tăng cân quá nhanh, lượng hormone estrogen sẽ được tiết ra quá lớn khiến cho tử cung không kịp thích ứng dẫn đến rối loạn kỳ kinh. Ngược lại, khi giảm cân quá nhanh, lượng estrogen sụt giảm sẽ làm chậm quá trình kinh nguyệt.
Sự sụt, tăng cân quá nhanh đều không tốt cho sức khỏe. Mặt khác, cân nặng thay đổi đột ngột còn do nhiều yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt và tâm sinh lý. Cả hai yếu tố này đều gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Chế độ ăn thay đổi đột ngột, thiếu khoa học
Một thân hình mảnh mai thon thả là ước mơ của hầu hết chị em. Tuy nhiên, nếu bạn gái ăn kiêng để giảm cân, thay đổi khẩu phần ăn kém dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, giảm bài tiết hormone estrogen và phóng noãn làm chu kỳ không đều. Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… cũng gây xáo trộn kỳ kinh.
>> Tham khảo: Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng như thế nào?
Do áp lực, căng thẳng
Nhiều bạn gái cảm thấy hoang mang tự hỏi "Làm sao để kinh nguyệt đều?" mà không hề hay biết rằng chính sự căng thẳng đó càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Stress tác động trực tiếp đến các hormone tuyến yên khiến cho quá trình rụng trứng không ổn định gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều.
>> Tham khảo: Top 12 nguyên nhân gây nên chậm kinh mà các bạn gái cần biết
Kinh nguyệt không đều do tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết hay một số loại thuốc khác như thuốc tuyến giáp, thuốc hóa trị, chống trầm cảm… đều có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh hoặc mất kinh.
>> Tham khảo: Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 1 tuần có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu một số chứng bệnh
Kinh nguyệt không đều là đặc điểm nổi bật nhất của hội chứng đa nang buồng trứng do lượng androgens tăng gây mất kinh hoặc ra máu nhiều trong kỳ kinh. Ngoài ra, nó còn là biểu hiện của một số chứng bệnh khác như bệnh tuyến giáp, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…
Dấu hiệu mang thai khi chu kỳ kinh không đều
Nếu bạn bị trễ kinh và trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn thì hãy kiểm tra xem mình có mang thai hay không nhé!
>> Tham khảo: Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chu kỳ kinh không đều?
Cách chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều phải làm sao hay làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Khi có những dấu hiệu của chu kì kinh không đều, chị em phụ nữ cần tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời. Bạn gái cũng có thể chủ động phòng tránh bằng những cách sau đây:
Cách chữa chu kỳ kinh không đều tại nhà
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan: Áp lực từ công việc và cuộc sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt. Vì vậy, luôn yêu đời, hạnh phúc và tìm những niềm vui nhỏ hằng ngày tác động rất tốt đến sức khỏe!
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết vào khẩu phần ăn là bạn gái có thể giữ lượng đường huyết ổn định để kinh nguyệt ghé thăm đều đặn hơn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm như gừng, mùi tây, nha đam, nghệ,… vốn là các tuyệt chiêu điều hòa kinh nguyệt theo kinh nghiệm dân gian. Cuối cùng, tuyệt đối nói không với thuốc lá, bia rượu, cà phê mạnh… bạn gái nha!
- Sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp: Nhiều chị em gặp phải kinh nguyệt không đều do sử dụng các loại thuốc tránh thai nội tiết. Do đó, bạn hãy tìm hiểu và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để tìm phương pháp tránh thai khác an toàn hơn, không gây hại đến sức khỏe nhé!
- Thường xuyên vận động: Duy trì thói quen vận động hàng ngày sẽ hỗ trợ cải thiện thể lực, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu, giảm thiểu tình trạng rối loạn nội tiết tố.
- Tăng cường luyện tập thể dục: Chơi thể thao nhẹ nhàng, tập các bài thể dục vừa tầm sức giúp cơ thể chúng mình trao đổi chất tốt hơn đồng thời loại bỏ những nhân tố gây rối loạn nội tiết.
- Kiểm soát cân nặng ổn định: Tránh tăng giảm cân nặng quá nhanh để cơ thể có thời gian điều tiết và cân bằng hoạt động sinh lý.
Cách điều trị chu kỳ kinh không đều trong Đông y
Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Trong Đông y, một số bài thuốc trong có khả năng điều trị chu kỳ không đều được nhiều phụ nữ thời nay áp dụng hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tìm thấy trong nhiều cửa hàng thuốc Đông y như:
- Ích mẫu: Ích mẫu có tác dụng lớn trong việc điều trị đau bụng kinh do bị huyết ứ và kinh nguyệt không đều. Cách sử dụng ích mẫu để chữa chu kỳ kinh không đều: 30 – 60g ích mẫu và 20g huyền hồ nấu chung với một quả trứng gà. Bạn chỉ cần ăn trứng đã được nấu chín, uống nước thuốc và bỏ bã. Thời gian sử dụng thích hợp nhất là trước khi có kinh khoảng 7 ngày.
- Gừng: Gừng có tác dụng ổn định thân nhiệt, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh và điều trị rối loạn kinh nguyệt. Cách dùng gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm trà gừng với một lát gừng đập dập, đường kính hoặc mật ong tùy thích. Bạn cần uống liên tục trong 1 tháng sau mỗi bữa ăn để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Ngải cứu: Tương tự với gừng, ngải cứu cũng là một vị thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh do ứ tắc máu đông. Cách sử dụng ngải cứu: bạn chỉ cần dùng khoảng 200g ngải cứu tươi đun sôi với 500ml nước và uống 3 lần trong ngày. Đối với ngải cứu khô, bạn hãy dùng 10g ngải cứu đun sôi với 200ml nước trong 10 phút, sử dụng khi đói. Ngoài ra, bạn cũng có thể rán ngải cứu với trứng gà, hầm gà thuốc bắc, nấu canh cá diếc,... để ăn cùng với bữa cơm hằng ngày.
Điều trị kinh nguyệt không đều do bệnh lý
Chu kỳ kinh không đều còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như rối loạn tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hay u xơ tử cung. Nếu thời gian kinh nguyệt rối loạn kéo dài nhiều tháng, bạn cần gặp bác sĩ phụ khoa để sớm có biện pháp điều trị kịp thời.
Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại?
>> Tham khảo: Những Cách Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt Tại Nhà Hiệu Quả
Tác hại của kinh nguyệt không đều
- Cơ thể luôn mệt mỏi, dễ nổi nóng, suy giảm trí nhớ.
- Da xanh xao, lỗ chân lông to, nổi mụn, dễ bị nám, tàn nhang.
- Nếu kỳ kinh kéo dài, lượng máu mất đi nhiều khiến da niêm mạc nhợt, nhịp tim nhanh, chóng mặt, thở gấp.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung. Nếu mắc các bệnh này mà không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh.
- Giảm khả năng mang thai.
>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?
Kinh nguyệt không đều có thai được không?
Mỗi lần có kinh nguyệt là một lần cơ thể rụng trứng. Do đó, kinh nguyệt không đều đi kèm với hiện tượng trứng rụng không đều. Phụ nữ có chu kỳ kinh không đều vẫn có khả năng mang thai vì họ vẫn có thể rụng trứng. Tuy nhiên, việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn hơn nếu bạn thường xuyên có chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Một số phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt dẫn đến vô sinh. Do đó, bạn cần thăm khám từ sớm để có biện pháp mang thai an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng cho người có kinh nguyệt không đều
Cách dễ thụ thai cho người có chu kỳ kinh không đều
Dùng que thử theo dõi ngày rụng trứng
Khác với những người có kỳ kinh nguyệt đều đặn, thời điểm rụng trứng của phụ nữ bị kinh nguyệt không đều không thể tính bằng cách thông thường. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng que thử rụng trứng để xác định thời điểm rụng trứng chính xác lên đến 99%. Nhiều phụ nữ có kế hoạch sinh con cũng có thể dùng que thử rụng trứng đê tăng khả năng đậu thai.
Nhược điểm của cách này là bạn cần dự đoán được ngày rụng trứng chính xác. Bởi vì theo các chuyên gia, bạn nên dùng que thử rụng trứng trước khoảng 2 ngày để cho ra kết quả đúng nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận được ngày trứng rụng đến gần. Bởi vì trong những ngày này, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng cao một chút và xuất hiện nhiều khí hư hơn.
Nên quan hệ thường xuyên
Nếu thấy khó xác định ngày rụng trứng, vợ chồng bạn nên có tần suất quan hệ nhiều hơn. Với cách này, bạn vẫn có thể thụ thai vào đúng ngày rụng trứng, giúp tăng khả năng mang thai.
Tăng cường sức khỏe bản thân
Một cơ thể khỏe mạnh mới có thể ổn định kinh nguyệt và tăng khả năng mang thai. Do đó, bạn cần duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường rèn luyện sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường sức khỏe bản thân là cách cải thiện khả năng sinh sản tốt nhất dành cho mọi người, kể cả những chị em phụ nữ có kinh nguyệt ổn định.
Tránh stress căng thẳng
Cơ thể khi căng thẳng và mệt mỏi sẽ tăng tiết hormone cortisol. Hormone này sẽ tác động đến sự sản sinh nội tiết tố nữ gây mất cân bằng sinh lý. Vì vậy, bạn nên giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ để chu kỳ kinh nguyệt đều hơn và tăng khả năng thụ thai.
>> Tham khảo: Tác Dụng Và Cách Uống Ngải Cứu Điều Hòa Kinh Nguyệt
Tóm lại, nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời, chu kỳ kinh không đều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bạn gái cần đến bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm cách chữa kinh nguyệt không đều sớm nhất có thể. Và đừng quên lựa chọn cho mình những sản phẩm Kotex tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong những ngày hành kinh các bạn gái nhé!
>> Tham khảo các bài viết liên quan:
- U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) kéo dài trong bao lâu?
- Cách Gấp Cốc Nguyệt San Đơn Giản, Đúng Kỹ Thuật
- Cách lấy cốc nguyệt san ra nhanh, dễ dàng, không đau
Nguồn tham khảo: