Chu kỳ

Cách Dùng Băng Vệ Sinh Đúng Nhất Để Tránh Các Bệnh Lý Phụ Khoa

Cách dùng băng vệ sinh đúng nhất để tránh các bệnh lý phụ khoa

Hầu hết các bạn nữ khi bước vào tuổi dậy thì đã được mẹ, chị chia sẻ hoặc tự tìm hiểu về "ngày đèn đỏ". Tuy nhiên, không ít bạn cảm thấy lúng túng và "đỏ mặt" trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của mình. Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho lần đầu tiên này, hãy cùng Kotex điểm qua cách dùng băng vệ sinh và những điều cần biết khi sử dụng băng vệ sinh bạn gái nhé! Tham khảo: 7 Nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh mà các bạn nữ nên lưu ý

Cách dùng băng vệ sinh

Bước 1: Bóc lớp giấy bên ngoài và mở 2 đầu băng ra  

Bước 2: Ở dưới băng và 2 bên cánh (nếu có) có một lớp giấy, bạn hãy tháo nó ra. Trên bề mặt có một lớp keo, dán cố định phần đó vào phía trong quần lót. Bạn cần điều chỉnh sao cho băng vệ sinh nằm chính xác với âm đạo. Nếu bị lệch thì có thể khiến máu kinh bị tràn ra ngoài khi sử dụng.  

Bước 3: Mặc quần lót vào và thử di chuyển xem băng vệ sinh có làm bạn khó chịu hay không. Nếu băng bị lệch thì bạn hãy tháo ra và căn chỉnh lại. 

Bước 4: Rửa tay thật sạch sau khi dán băng và thường xuyên kiểm tra xem máu kinh có bị tràn hay không.  Tham khảo:  Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi đúng cách bạn đã biết?

Cách lựa chọn băng vệ sinh phù hợp

Có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn băng vệ sinh, nhưng các bạn nữ nên chú ý đến độ thấm hút, độ dày và kiểu dáng thích hợp để có được cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các loại băng vê sinh tân tiến từ Kotex với các tính năng ưu việt như Kotex Thảo Dược Cool cùng chiết xuất Tea Tree mát dịu làn da, Kotex Khô Thoáng mới với mặt lưới lụa hóa mền mại hay Kotex Minimeow với thiết kế gấp siêu nhỏ gọn, vừa vặn khắp mọi nơi.  

Tùy theo tình trạng kinh nguyệt (máu kinh ra nhiều hay ít) và thời điểm sử dụng, có các loại băng tương ứng như loại thường, loại ban đêm, loại hàng ngày. Về kiểu dáng, băng được chia làm hai loại là có cánh và không cánh.   Tham khảo: Dị ứng băng vệ sinh phải làm sao?

Những lưu ý khi sử dụng băng vệ sinh

Để tránh mắc phải các bệnh về da hay viêm nhiễm âm đạo, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

- Bạn nên lựa chọn sử dụng các loại băng của thương hiệu uy tín để đảm bảo sức khỏe và cảm thấy dễ chịu khi sử dụng. Không nên chọn các loại băng chất lượng kém, dễ gây tổn thương đến âm đạo và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy ngứa, rát thì bạn cần thay loại băng khác càng sớm càng tốt.

- Bạn nên kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua. Nếu dùng băng quá hạn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi.

- Dù máu kinh nhiều hay ít bạn cũng nên thay băng trong vòng 4 tiếng kể từ khi dùng.

- Sau khi thay băng, nên bỏ băng cũ vào thùng rác, không được bỏ vào bồn cầu để tránh tình trạng nghẹt cống.

Tham khảo: Cách nhận biết băng vệ sinh giả - Tác hại của băng vệ sinh giả

Một số hiểu lầm khi sử dụng băng vệ sinh

Dùng băng vệ sinh hàng ngày không đúng cách  

Việc sử dụng loại băng hàng ngày để thấm hút khí hư hay mồ hôi trong những ngày phải vận động mạnh là một biện pháp hay. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thì "cô bé" sẽ gặp phải những tình trạng quá ẩm ướt, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.  

Không thay băng vệ sinh  

Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh thường sẽ ra nhiều trong vòng 2-3 ngày đầu và giảm dần vào những ngày sau. Bạn nữ cần hết sức lưu ý khoảng thời gian nhạy cảm này. Như đã nói ở trên, thời gian thích hợp để thay băng là 4 tiếng bất kể lượng máu nhiều hay ít. Có một số bạn chủ quan và lười thay băng, một ngày chỉ dùng từ 1 tới 2 miếng băng. Thói quen này hết sức nguy hại đến âm đạo. Việc "cô bé" lúc nào cũng trong tình trạng không sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh và mùi hôi. Vì vậy, bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ cho cơ thể sạch sẽ và dễ chịu.  

Tham khảo: Dùng tampon có bơi được không?

Không chú ý đến những dấu hiệu bất thường  

Trong thời gian hành kinh, một số bạn gái gặp phải những hiện tượng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nặng hơn nữa là bị sốt, buồn nôn, chóng mặt. Hầu hết mọi người sẽ cho rằng đây là dấu hiệu của cảm cúm, dị ứng hay một bệnh lý nào đó mà không phải do băng vệ sinh.  

Chị em không nên xem thường chúng mà phải hết sức cẩn thận vì có thể đây là những cảnh báo rằng cơ thể đang "phản kháng" lại sự thâm nhập của mầm bệnh từ việc sử dụng băng vệ sinh không đúng cách. 

Tham khảo: Cách dùng băng vệ sinh không bị tràn trong những ngày "đèn đỏ"

Những loại băng vệ sinh có mùi thơm sẽ khử mùi tốt hơn  

Trong chu kỳ kinh nguyệt, thông thường, vùng kín rất dễ có mùi hôi và các bạn gái cảm thấy không thoải mái. Vì lý do này mà nhiều bạn chọn cho mình các loại băng có tẩm mùi hương để át đi những mùi hôi. Đây là điều mà phái đẹp hết sức cẩn thận vì những loại băng này tiềm ẩn những nguy hại khó lường.  

Những loại băng có mùi hương thường chứa những hóa chất độc hại, gây tổn thương vùng kín như benzen hay este. Khi sử dụng các loại băng này, "cô bé" sẽ bị kích ứng và dễ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí gây vô sinh nếu dùng trong thời gian dài. 

>> Tham khảo: Tampon là gì? Hướng dẫn cách sử dụng tampon

Không vệ sinh tay trước khi thay băng  

Các bạn gái nên chú ý đến việc rửa tay trước và sau khi thay băng. Để đảm bảo "cô bé" được sạch sẽ, trước khi thay băng, bạn nên vệ sinh tay thật sạch. Nếu không rửa tay, vi khuẩn từ tay tiếp xúc với băng và sau đó "tấn công" vùng kín khiến cho bạn bị ngứa cũng như gây ra các kích ứng khác. Sau khi thay băng bạn cũng cần rửa tay thật sạch để tránh vi khuẩn trong quá trình thay tiếp xúc với da tay.

Để không bị bối rối và lo lắng trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các teengirl có thể tự trang bị kiến thức về cách chăm sóc sức khoẻ bằng cách theo dõi và cập nhật thông tin trên website của Kotex. Và đừng quên sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để có những trải nghiệm thật tuyệt vời trong những ngày hành kinh nhé!

>> Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo:

https://www.wikihow.com/Use-a-Sanitary-Napkin-(Pad)

https://www.purplle.com/magazine/article/how-to-use-sanitary-napkins

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.