Tại Sao Lại Có Kinh Nguyệt?

Kinh nguyệt là gì? Những kiến thức cơ bản về chu kinh nguyệt mà chị em nên biết

Ngày đèn đỏ đến mỗi tháng nhưng nhiều bạn nữ không biết tại sao lại có kinh nguyệt. Vậy tại sao con gái có kinh nguyệt hay kinh nguyệt là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Tại Sao Lại Có Kinh Nguyệt?

Ngày đèn đỏ đến mỗi tháng nhưng nhiều bạn nữ không biết tại sao lại có kinh nguyệt và cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác là gì? Vậy các cô gái hãy cùng Kotex tìm hiểu tất cả những điều đó trong bài viết giải đáp thắc mắc kinh nguyệt là gì sau đây nhé!

1. Bạn hiểu gì về kinh nguyệt?

1.1 Kinh nguyệt là gì?

Tới tháng là gì? Đến tháng là gì? Đây là những câu hỏi được nhiều bạn gái đặt ra. Tới tháng hay đến tháng là những cái tên thường được dùng trong dân gian thay cho chu kỳ kinh nguyệt. Vậy, kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự tụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen & progesterone có tính chất lặp lại. 

Chu kỳ kinh nguyệt cung cấp hormone quan trọng giữ cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển an toàn. Thời gian hành kinh cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh, mang thai ở mỗi chu kỳ. Nồng độ hormone dao động sẽ kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Tham khảo:

Tới tháng là gì Tại sao lại có kinh nguyệt

Tới tháng là gì? Vì sao con gái lại có kinh nguyệt

1.2 Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi bạn gái sẽ bắt đầu từ khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì (khoảng 12 - 17 tuổi) cho đến khi kết thúc mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh bao gồm  những giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt

Giai đoạn kinh nguyệt chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh, còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày, tuy nhiên, vẫn có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn. Giai đoạn này thường xảy ra khi trứng không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra ở chu kỳ nguyệt san trước đó. Lớp niêm mạc của tử cung bị bong ra và tách rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Nồng độ estrogen và progesterone cũng giảm xuống, lúc này trứng được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu và chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt. Cơ thể của bạn gái có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: đau bụng kinh, căng tức ngực, đau vùng lưng dưới, nhức đầu, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt,… vào giai đoạn này.

>> Tham khảo: Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn này xảy ra song song, cùng thời điểm với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu từ khi ngày đầu tiên của kỳ nguyệt san diễn ra và sẽ kết thúc khi rụng trứng. Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng lượng hormone nhằm kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất dao động từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể của bạn gái.

Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi lượng estrogen và làm dày niêm mạc tử cung. Việc này tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Giai đoạn rụng trứng

Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn gái có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng di chuyển về phía ống dẫn trứng, đi đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng. Thông thường, quá trình rụng trứng này sẽ xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Và trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Vào lúc này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

>> Tham khảo thêm: Que thử rụng trứng là gì?

Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn này bắt đầu khi nang trứng giải phóng trứng. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 - 17 ngày. Vào lúc này, cơ thể bạn gái sẽ giải phóng hormone progesterone và estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao, tạo điều kiện cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo đó.

Nếu quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai. Ngược lại, nếu không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể của bạn gái. Nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, bạn gái sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như: ngực bị sưng đau, tâm trạng bị thất thường, bị chướng bụng, đầy hơi, mất ngủ…

Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày để thụ thai và tránh thai

Thông thường sẽ có 4 giai đoạn trong kỳ nguyệt san

Những giai đoạn của một chu kỳ nguyệt san

1.3 Độ tuổi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Thông thường, bạn gái từ 15 tuổi sẽ có kinh nguyệt. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với chế độ dinh dưỡng, thói quen sống thay đổi có tác động rất lớn đến sự phát triển hormone của trẻ, nên một số bé gái từ 11-12 tuổi đã bắt đầu có kinh nguyệt, điều này hoàn toàn bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu của kỳ hành kinh này đến ngày bắt đầu của kỳ hành kinh kế tiếp. Chu kỳ này thường kéo dài từ 21-35 ngày và bạn gái sẽ hành kinh trong vòng 3-7 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.

Tham khảo: Bé gái 10,11 tuổi có kinh nguyệt thì có phải là dậy thì sớm? 

2. Tại sao con gái lại có kinh nguyệt?

Khi con gái bắt đầu tuổi dậy thì, não bộ phát ra những tín hiệu để cơ thể sản xuất hormone, trong đó có hormone chuẩn bị cho việc thụ thai. Hormone này làm cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn. 

Tiếp đó, một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích trứng (rụng trứng). Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng thì lớp niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và chảy ra bên ngoài qua âm đạo. Đó chính là máu kinh nguyệt. 

Sở dĩ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng là do hệ thống nội tiết sinh sản này phối hợp hoạt động nhịp nhàng, bao gồm buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi. Hiện tượng kinh nguyệt chỉ xảy ra khi người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, bắt đầu từ thời kì dậy thì và kết thúc vào tuổi mãn kinh. 

Thật đơn giản đúng không? Kotex hi vọng rằng bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi "Kinh nguyệt là gì" và "Tại sao con gái lại có kinh nguyệt?".

Tham khảo: Ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

 

3. Chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào?

3.1 Các tính chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Để giúp chị em có thể dễ hiểu hơn về kinh nguyệt là gì và chu kỳ kinh nguyệt là gì thì sau đây là 2 chu kỳ kinh nguyệt thường thấy nhất ở phụ nữ và con gái.

Chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi chu kỳ kinh dao động trong khoảng 28 - 30 ngày, máu kinh đỏ tươi, ngày hành kinh từ 2 - 7 ngày.

Nếu ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ngắn hơn 3 ngày, lượng máu kinh quá ít hay quá nhiều, máu kinh màu đen kèm các cục máu đông bất thường, chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, kinh nguyệt bị ngưng từ 6 tháng trở lên,...thì đó là các dấu hiệu kinh nguyệt không đều mà bạn gái cần quan tâm, thăm khám để điều trị kịp thời.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Tham khảo: Cách xem bói kinh nguyệt theo giờ, thứ, ngày cực kỳ chính xác

3.2 Các hiện tượng kinh nguyệt khác thường gặp

Một số hiện tượng kinh nguyệt thường gặp ở bạn gái trong độ tuổi sinh sản bao gồm:

  • Chậm kinh: Kinh nguyệt có thể đến trễ từ 3 - 4 ngày, tuy nhiên nếu trễ từ 7 - 10 ngày thì được xem là bất thường. Trong trường hợp bạn gái có quan hệ tình dục thì nên thử thai để xem mình có mang thai không nhé.

  • Có kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm 2 - 3 ngày so với chu kỳ bình thường. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt đến sớm 7 ngày và bạn gái có thể có kinh 2 lần trong 1 tháng.

  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần

  • Vô kinh: bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là khi bạn gái chưa có hiện tượng kinh nguyệt dù đã qua 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là khi bạn gái mất kinh liên tục trong vòng 3 tháng hoặc hơn dù trước đó kinh nguyệt đều đặn.

Tham khảo: Kinh nguyệt màu đen

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt khi tới tháng

Các hiện tượng trễ kinh mà con gái thường gặp

Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt và những kiến thức cơ bản bạn gái cần biết

4. Dấu hiệu nhận biết ngày đèn đỏ

4.1 Khí hư ra nhiều

Dấu hiệu mà chị em có thể dễ dàng nhận biết sắp đến kỳ kinh đó là nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, lượng chất nhầy tử cung tăng lên khiến cho khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Trong những ngày trước kỳ nguyệt san, chị em thường cảm thấy vùng kín vô cùng ẩm ướt, khó chịu.

Còn nếu khí hư có mùi hôi và màu khác lạ đồng thời các bạn gái cảm thấy ngứa ngáy,… thì có thể chị em đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Chị em chỉ cần lưu ý vệ sinh vùng kín và thay đồ lót hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm.

4.2 Da nhờn, nổi mụn, căng tức ngực và tăng kích thước vòng 1

Vào những ngày đèn đỏ, lượng hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi đáng kể, đây là nguyên nhân khiến làn da của bạn tiết ra nhiều dầu hơn. Nếu không chăm sóc da cẩn thận, chị em rất dễ nổi mụn trứng cá. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong kỳ kinh nguyệt, sau đó da dẻ của chị em sẽ quay trở lại bình thường. Chính vì thế mọi người không cần lo lắng quá khi nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt.

Vòng 1 căng cứng, đau tức ngực là một dấu hiệu có kinh mà chị em không nên bỏ qua. Khác với ngày thường, kích thước vòng 1 của phụ nữ có xu hướng lớn hơn và gây cảm giác khó chịu, thậm chí nhiều bạn cảm thấy căng ở khu vực đầu ngực. 

4.3 Cơ thể mệt mỏi

Trước ngày “đèn đỏ” hormone trong cơ thể đột ngột tăng cao kèm theo sự bủa vây của những cơn đau khi rụng trứng khiến chị em cạn kiệt năng lượng nên cơ thể rất dễ bị mệt mỏi và tâm trạng không thể ổn định. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và có một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo sức khỏe để bước vào những ngày hành kinh. 

4.4 Đau vùng bụng dưới

Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần là sau quá trình rụng trứng, tử cung cần co bóp để đẩy máu ra ngoài, chính vì thế mà một số chị em sẽ cảm thấy đau râm ran vùng bụng, thậm chí có khi đau quặn. Triệu chứng có kinh này bao gồm các cơn đau thắt lúc âm ỉ có khi dữ dội khiến cơ thể kiệt sức khi phải “chiến đấu” với những cơn đau.

4.5 Đau mỏi vùng lưng dưới 

Việc giải phóng các prostaglandin sẽ kích hoạt các cơn co thắt tử cung và bụng, do đó gây ra các cơn co thắt cơ ở lưng dưới. Một số chị em có thể bị đau lưng dưới đáng kể trong kỳ kinh nguyệt. Những người khác cảm thấy khó chịu nhẹ hoặc chỉ là cảm giác khó chịu ở lưng.

4.6 Tâm trạng bực bội, cáu gắt

Các triệu chứng cảm xúc của hội chứng tiền kinh nguyệt có thể nghiêm trọng hơn các triệu chứng thể chất đối với một số người. Bạn có thể gặp: tâm trạng thay đổi, vui buồn thất thường, trầm cảm, cáu gắt, lo âu. Estrogen có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin và endorphin là chất mang lại cảm giác dễ chịu trong não. Vì vậy làm giảm cảm giác hạnh phúc, đồng thời gia tăng chứng lo âu, cáu kỉnh.

Tham khảo: Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi 19 là gì?

Những dấu hiệu nhận biết khi con  gái tới tháng

Dấu hiệu nhận biết khi con gái tới tháng là gì

5. Chuẩn bị gì cho chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Một số hiện tượng kinh nguyệt thường gặp ở bạn gái trong độ tuổi sinh sản bao gồm:

  • Chậm kinh: Kinh nguyệt có thể đến trễ từ 3 - 4 ngày, tuy nhiên nếu trễ từ 7 - 10 ngày thì được xem là bất thường. Trong trường hợp bạn gái có quan hệ tình dục thì nên thử thai để xem mình có mang thai không nhé.

  • Có kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm 2 - 3 ngày so với chu kỳ bình thường. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt đến sớm 7 ngày và bạn gái có thể có kinh 2 lần trong 1 tháng.

  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần

  • Vô kinh: bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là khi bạn gái chưa có hiện tượng kinh nguyệt dù đã qua 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là khi bạn gái mất kinh liên tục trong vòng 3 tháng hoặc hơn dù trước đó kinh nguyệt đều đặn.

Tham khảo: Top 12 nguyên nhân gây nên chậm kinh mà các bạn gái cần biết

Con gái cần chuẩn bị gì khi tới tháng

 

6. Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt 

6.1 Đánh dấu ngày hành kinh

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn dự đoán thời gian hành kinh của tháng kế tiếp, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo, tránh những trường hợp khó xử ngoài ý muốn.

  • Bước 1: Đánh dấu ngày hành kinh đầu tiên của bạn, đây được tính là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh.

  • Bước 2: Đánh dấu ngày hành kinh của tháng tiếp theo, đây được tính là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.

  • Bước 3: Thông qua 2 bước trên, bạn sẽ biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình dài ngắn như thế nào. Cứ như thế đánh dấu và theo dõi hàng tháng để biết chu kỳ ổn định hay bất thường.

  • Bước 4: Việc theo dõi chu kỳ kinh nên diễn ra liên tục trong vòng 6 tháng để tính được chu kỳ kinh trung bình, thời gian đèn đỏ diễn ra và ngày rụng trứng.

Tham khảo: Cách tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai hiệu quả

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bằng cách ghi lại những ngày tới tháng

Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

6.2 Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bằng ứng dụng di động

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt được nhiều chị em sử dụng. Các ứng dụng này sẽ giúp các bạn gái có thể tính được chính xác ngày “đèn đỏ”  kế tiếp của mình sẽ diễn ra vào lúc nào.

Flo hiện đang là ứng dụng phổ biến nhất trong việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của các chị em. Sau khi có được dữ liệu 1 tháng chu kỳ kinh nguyệt thì ứng dụng này sẽ báo cho bạn biết chính xác ngày đèn đỏ kế tiếp.

Ngoài ra ứng dụng này còn cung cấp thêm những ngày có cơ hội thụ thai cao và thấp. Để chị em có thể theo dõi và tránh mang thai ngoài ý muốn. 

Dùng app theo dõi để xác định được kỳ tới tháng tiếp theo

Sử dụng các app trên điện thoại giúp bạn dễ dàng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

7. Tổng kết

Và đó là tất cả những thông tin để giải đáp cho câu hỏi kinh nguyệt là gì mà các chị em hoặc bé gái thường hay thắc mắc. Để có sự tự tin và thoải mái nhất thì các bạn gái đừng quên sử dụng những sản phẩm của Kotex trong những ngày đèn đỏ nhé!

Bài viết liên quan