Cách tính ngày rụng trứng cho chu kì kinh nguyệt 35-40 ngày

Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày để thụ thai và tránh thai

Làm sao để tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt? Những dấu hiệu nhận biết là gì? Đây là nỗi băn khoăn của các chị em khi chưa biết cách tính ngày quan hệ an toàn hoặc tăng khả năng thụ thai. Cùng Kotex tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng.

>> Tham khảo:

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính từ ngày đầu tiên “đến tháng" trong kỳ này đến ngày đầu tiên ra máu ở kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của một người bình thường thường dao động khoảng 28 - 30 ngày, tuy nhiên ở một số người vòng kinh nguyệt có thể chênh lệch một vài ngày. 

Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt còn có thể ảnh hưởng bởi nội tiết tố, thói quen sinh hoạt, ăn uống, dinh dưỡng. Vậy nên, để có thể tính chính xác nhất vòng kinh nguyệt cần theo dõi từ khoảng 4 - 5 tháng. 

Nếu có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày, chị em cũng đừng quá lo lắng vì thật ra điều này hoàn toàn bình thường. Ở phái nữ, mỗi người sẽ có sự chênh lệch và xê dịch khác nhau trong chu kỳ, ít ai có vòng kinh đều đặn đúng 28 hoặc 30 ngày. Khi chu kỳ kinh trên 35 ngày, đó được gọi là vòng kinh dài, còn dưới 22 ngày thì là vòng kinh ngắn.

Đặc biệt, với vòng kinh dài thì thời điểm trứng rụng cũng sẽ thưa hơn, nên chị em sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn vòng kinh bình thường. 

>>> Tham khảo thêm: Chậm kinh 2 tháng có sao không?

vòng kinh nguyệt 28 đến 35 ngày

Vòng kinh nguyệt của một người bình thường giao động từ 28 đến 35 ngày

Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt

Vậy hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Để xác định ngày rụng trứng chính xác thì vòng kinh nguyệt của chị em phải lặp lại một cách đều đặn, ổn định và cách thức đơn giản nhất để ước tính đó là đếm ngược lại.

Trước tiên, bạn cần xác định được ngày bắt đầu tiếp theo của chu kỳ kinh nguyệt, một gợi ý nhỏ cho các nàng có thể dựa vào số ngày chu kỳ lặp lại trước đây. Sau khi đã xác định được ngày hành kinh ở chu kì tiếp theo, bạn chỉ cần đếm ngược lại 14 ngày sẽ có thể tính được ngày rụng trứng trong chu kì này.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ luôn được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn hình thành nang mạc (từ lúc hành kinh cho đến ngày thứ 14)

  • Giai đoạn rụng trứng (24h tiếp theo)

  • Giai đoạn hoàng thể (14 ngày sau)

Khi kết thúc giai đoạn hoàng thể, một chu kỳ hình thành nang trứng mới sẽ bắt đầu, cũng là "ngày đèn đỏ" đầu tiên của chu kỳ mới. Và dẫu hội chị em có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày thì giai đoạn hoàng thể vẫn luôn cố định với 14 ngày. Từ đó, ta có công thức tính ngày rụng trứng cực đơn giản như sau:

Ngày rụng trứng: n - 14 (n = số ngày chu kỳ kinh nguyệt)

Thời gian dễ thụ thai: ngày rụng trứng - 2 & ngày rụng trứng + 2

Ví dụ: chị em có vòng kinh là 35 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ là: 35 - 14 = 21. (ngày rụng trứng là ngày thứ 21 trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng)

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý công thức này chỉ áp dụng được cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mà thôi. Nếu có dấu hiệu chu kỳ rối loạn kinh nguyệt, mỗi tháng mỗi khác thì không thể tính được chính xác ngày rụng trứng do không xác định được vòng kinh. Trong trường hợp này, hội chị em có thể tham khảo một số phương pháp khác bên dưới nhé.

>> Tham khảo: Khí hư màu nâu là biểu hiện gì?

Bạn có thể tham khảo và sử dụng Công cụ tính Chu kỳ kinh nguyệt online của Kotex:

Công cụ tính ngày rụng trứng, ngày thụ thai chính xác dựa trên chu kỳ kinh nguyệt | Kotex

Công cụ sức khỏe được KOTEX  xây dựng dành riêng cho bạn gái, bao gồm nhiều tiện ích: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - Tính ngày rụng trúng - Tính ngày thụ thai để hỗ trợ thụ thai thành công hoặc dự đoán ngày tránh thai... và còn rất nhiều chức năng khác nữa. Hãy sử dụng ngay hôm nay để theo dõi và bảo vệ sức khỏe bạn gái nhé!

>> Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng: Rụng trứng là gì và 8 biểu hiện rụng trứng

4 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Hình ảnh minh hoạ về về 4 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Phương pháp khác để xác định ngày rụng trứng

Dưới đây là một số cách khác để hội chị em với chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày có thể xác định thời điểm rụng trứng:

Dùng que thử rụng trứng

Nếu nồng độ hormone lutein hóa (luteinizing hormone) trong nước tiểu tăng, đây là báo hiệu của việc rụng trứng. 

>> Tham khảo: Cách sử dụng que thử rụng trứng và đọc kết quả chi tiết

Siêu âm

Đối với các chị em có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định hoặc đang muốn có em bé thì siêu âm nang noãn trứng là phương pháp phù hợp. Để áp dụng phương pháp này, chị em cần có thời gian để đến các phòng khám hay cơ sở y tế để khám và thực hiện.

Siêu âm rụng trứng giúp bạn biết tình trạng bên trong cơ thể rằng mình đã rụng trứng chưa. Bác sĩ sẽ xác định được trứng có độ lớn như thế nào, từ đó ước tính được khoảng thời gian trứng rụng và thời điểm vợ chồng có thể quan hệ để tăng khả năng thụ thai.

>> Tham khảo:

Phân biệt có kinh trễ và mang thai

Quan hệ bằng tay có mất trinh không?

Siêu âm trứng rụng để nhận biết tình trạng trong cơ thể

Hãy đến thăm khám bác sĩ để nhận biết rõ hơn về tình trạng của cơ thể

Các dấu hiệu rụng trứng

Khi trứng sắp rụng, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, khiến cho chị em cảm thấy bản thân có gì đó bất thường. Một số biểu hiện của cơ thể cho biết sự rụng trứng sắp xảy ra là:

Thân nhiệt tăng

Gần đến kỳ kinh, nhiệt độ cơ thể của chị em có thể tăng nhẹ khoảng 1°C hoặc ít hơn vì nồng độ các hormone không ổn định.

Bạn nên dùng nhiệt kế kỹ thuật số để xác định thân nhiệt một cách chuẩn xác. Tuy nhiên, chị em không nên nhầm lẫn việc nhiệt độ cơ thể tăng do chu kỳ và tăng do các nguyên nhân khác như uống rượu bia, thời tiết hoặc do cảm sốt.

>> Tham khảo: Quan hệ ra máu trước ngày kinh có phải nguyên nhân của bệnh lý không?

Thay đổi ở ngực

Giai đoạn này, ngực sẽ có cảm giác căng cứng, hơi đau và nở to hơn, tăng kích thước vùng ngực, sự thay đổi về  màu sắc và kích thước của núm vú và quầng vú.

>> Tham khảo: Sử dụng Tampon có đau không? Các cách sử dụng Tampon đúng, không bị đau

Thay đổi ở âm đạo và cổ tử cung

Một trong những biểu hiện sắp đến ngày rụng trứng đó là dịch nhầy màu trắng tiết ra nhiều hơn và có độ ẩm cao hơn so với các ngày trước đó. Khi kết thúc giai đoạn rụng trứng, lượng dịch này sẽ giảm từ từ và sau kỳ kinh sẽ giảm ở mức tối thiểu. Ngoài ra, dịch nhầy này còn hỗ trợ sàng lọc những tinh trùng không có chất lượng.

>> Tham khảo: Giải đáp quan hệ tình dục bên ngoài đồ lót có thai không?

Nổi mụn

Mụn trứng cá thường xuất hiện vào khoảng thời gian xảy ra rụng trứng. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể các bạn gái, làm cho làn da nhờn hơn, tạo môi trường thuận lợi cho mụn trứng cá phát triển.

>> Tham khảo: Gần Tới Ngày Kinh Nguyệt Quan Hệ Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Một số dấu hiệu khác

Các chị em gần đến ngày rụng trứng còn có một số biểu hiện như: đau bụng dưới, buồn nôn, đau nửa đầu, không muốn ăn, nhu cầu "chăn gối" cao hơn những ngày thường,...

>>> Tham khảo thêm:

Cách xem bói kinh nguyệt theo giờ, thứ, ngày cực kỳ chính xác

Gần Tới Ngày Kinh Nguyệt Quan Hệ Có Ảnh Hưởng Gì Không?

 Dấu hiệu rụng trứng ở phụ nữ

Một số dấu hiệu rụng trứng để bạn có thể dễ dàng nhận biết

Tổng kết

Phía trên là toàn bộ thông tin về chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng. Kotex hy vọng, những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vòng kinh nguyệt và cách xác định ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày. Và đừng quá lo lắng khi ngày dâu đến vì đã có sản phẩm Kotex đồng hành cùng bạn vượt ngày đèn đỏ.

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

 

Bài viết liên quan