Chu kỳ

Tới tháng nên và không nên ăn gì? Các thực phẩm giúp giảm đau bụng ngày "đèn đỏ"

kinh nguyệt nên ăn gì

Phụ nữ đến tháng nên ăn gì? Ngày đèn đỏ nên ăn gì để khoẻ mạnh?

Cụm từ "ngày đèn đỏ" trong mắt không ít bạn gái đó là một trận chiến bởi những khó chịu mà nó mang lại. Bạn không biết phụ nữ đến tháng nên ăn gì để bớt những triệu chứng khó chịu hay phụ nữ tới tháng nên ăn gì để khoẻ mạnh hơn? Đừng quá lo lắng, những "siêu nhân" thực phẩm trong bài viết này sẽ giúp bạn biết ngày đèn đỏ nên ăn gì. Cùng Kotex tìm hiểu con gái đến ngày nên ăn gì trong bài viết sau đây nhé!

1. Thực phẩm có giúp giảm triệu chứng khó chịu trong ngày đèn đỏ?

Nhiều bạn gái phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu trong suốt chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng kinh, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tâm trạng thất thường, tiêu chảy,… Một số thực phẩm có thể giúp giảm các triệu chứng trên, trong khi số khác lại khiến trình trạng tệ hơn. Nếu bạn đang phải chịu đựng các triệu chứng trên, cùng tìm hiểu phụ nữ đến tháng nên ăn gì cùng Kotex nhé! Tham khảo: Ăn gì để điều hoà kinh nguyệt- Ăn gì để kinh nguyệt đều?

2. Phụ nữ đến tháng nên ăn gì, uống gì để dễ chịu hơn?

2.1 Đậu

Phụ nữ tới tháng nên ăn gì? Đậu là thực phẩm được khuyến khích hàng đầu trong ngày đèn đỏ. Trong đậu có chứa hàm lượng chất xơ cao nên sẽ giúp bạn tiêu hóa nhanh và tránh những cơn đau do chuột rút hành hạ. Đậu còn chứa một hàm lượng cao vitamin B có tác dụng làm giảm bớt được những căng thẳng, mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.

2.2 Rau xanh

Nếu bạn gái không biết ngày đèn đỏ nên ăn gì để giảm bớt cơn đau bụng dưới khó ưa thì hãy tìm đến rau xanh nhé vì rau xanh rất giàu canxi, magie và kali. Đồng thời, một lượng vitamin K trong rau xanh sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức và xuất hiện cục máu đông.

2.3 Thực phẩm giàu axit béo Omega 3

Con gái đến ngày nên ăn gì để hạn chế các cơn đau trước và trong kỳ kinh nguyệt? Bơ, cá hồi, các loại hạt là những thực phẩm giàu axit béo Omega 3 mà bạn nên tiêu thụ trong ngày đèn đỏ vì sẽ giúp đẩy lùi các cơn đau này đấy.

2.4 Dứa

Vậy có kinh nên ăn gì để thoải mái và thư giãn hơn? Dứa là loại trái cây chứa nhiều mangan cần thiết cùng bromelain - một loại enzyme giúp thư giãn cơ thể và ngăn ngừa những cơn đau do chuột rút trong những ngày hành kinh. Dứa rất tốt không chỉ cho da mà còn phát huy hiệu quả trong những ngày đèn đỏ. Nếu bạn tiêu thụ một lượng nhỏ mangan trong kỳ kinh nguyệt sẽ làm gia tăng lưu lượng máu lên đến 50% cho cơ thể. Tham khảo:

Có kinh nên ăn gì ? Các thực phẩm bổ sung giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần có sao không?

2.5 Trà gừng

Để giảm đau và căng thẳng, ngày kinh nguyệt nên ăn gì? Trà gừng chính là vị cứu tinh cho con gái trong trường hợp này. Ngoài ra thì trà hoa cúc cũng giúp bạn chống lại những cơn đau co thắt và làm giảm căng thẳng, khó chịu trong những ngày này.

2.6 Nước

Không cần cầu kỳ tìm hiểu ăn gì trong ngày đèn đỏ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng đã giúp ích rất nhiều khi con gái tới tháng rồi đấy. Các triệu chứng như chuột rút, đau nhức xảy ra là do cơ thể đang bị giữ nước. Do đó tốt nhất để khắc phục tình trạng này là bạn gái nên uống nhiều nước hơn, nhằm giảm sự tích nước trong cơ thể.

2.7 Ngũ cốc

Bị kinh nguyệt nên ăn gì? Khi bạn gái ăn một lượng nhỏ carbohydrate 3 tiếng trước khi ngủ có thể ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt đến 70% trong cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin B và vitamin E nên giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng cho thần kinh.

2.8 Ăn uống lành mạnh

Không chỉ bổ sung các loại thực phẩm trên vào bữa ăn chính, bạn gái có thể ăn thêm những món ăn vặt lành mạnh, tốt cho sức khỏe ngày đèn đỏ. Nguyên tắc ngày đèn đỏ ăn gì hay ngày đèn đỏ không nên ăn gì như sau:

- Bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên thay vì các thực phẩm chế biến sẵn.

- Bạn cần tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo, chiên xào nhiều dầu mỡ như khoai lang chiên, khoai tây chiên, thịt mỡ, nội tạng động vật. Những thực phẩm này chỉ khiến ngày đèn đỏ của bạn trôi qua tồi tệ hơn đấy!

- Uống sữa đậu nành làm dịu cảm giác đau bụng kinh rất tốt.

- Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi như cải xoăn, rau bina, hạnh nhân, các loại đậu, sữa chua, các loại hạt, phô mai, sữa tươi, các loại hạt, rau lá xanh, đậu nành…

- Tăng cường dùng các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: quả anh đào, quả việt quất, bí ngô, cà chua, ớt chuông, dâu tây, củ dền, bắp cải tím, hạt hồ đào, cải xoăn, cải bó xôi quả mâm xôi, chocolate đen,…

Tham khảo: Có nên tập thể dục trong ngày đèn đỏ không?

3. Các triệu chứng thường gặp trong kỳ kinh nguyệt

3.1 Da nhờn, dễ nổi mụn

Dưới lớp da là tuyến bã nhờn, khi sắp đến kỳ kinh sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Cụ thể là da tiết nhiều dầu hơn, kết hợp với vi khuẩn hoặc tế bào chết trên da gây bí tắc lỗ chân lông làm da nổi mụn. Thời điểm này bạn gái nên chú ý vệ sinh da mặt kỹ càng để tránh tích tụ bụi bẩn gây mụn nhé!

3.2 Đau bụng dưới

Trong những ngày hành kinh, cơ thể bạn gái xuất hiện những cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới (hay còn gọi là đau bụng kinh), xuất phát từ sự co bóp của tử cung đẩy máu kinh ra ngoài. Đây là triệu chứng khi có kinh phổ biến nhất. Đau bụng kinh có thể là những cơn đau râm ran, âm ỉ hoặc là những cơn đau dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Lưu ý, nếu hiện tượng đau bụng dưới dữ dội, kéo dài ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt qua đi thì bạn gái nên đi thăm khám, kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

3.3 Các vấn đề về tiêu hóa

Tiêu biểu là cảm giác chướng bụng, tức bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,… mà bạn gặp phải cũng là một trong những dấu hiệu xảy ra trong những ngày đèn đỏ.

3.4 Đau đầu, đau lưng

Ngoài đau bụng, đau đầu là dấu hiệu mà nhiều  bạn gái gặp phải khi sắp có kinh nguyệt, do sự mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến việc có những cơn đau nửa đầu. Thế nhưng đây cũng không phải là những triệu chứng quá nghiêm trọng, bạn không cần phải lo lắng quá nhé!

Đau mỏi lưng cũng là dấu hiệu thường gặp. Nguyên nhân có thể là do cơ thể tiết ra nhiều hormone prostaglandin, loại hormone này đẩy nhanh sự co thắt của tử cung và tác động vào phần lưng, hông khiến đau mỏi, nhức ở vùng lưng.

Đau mỏi lưng là hiện tượng rất bình thường khi chị em sắp đến kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu bạn bị đau lưng kéo dài thì cần chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến xương khớp, cột sống hoặc về thận.

3.5 Tâm trạng thay đổi

Khi đến kỳ kinh, tâm trạng của chị em thường xuyên thay đổi, dễ cáu gắt không rõ nguyên nhân, bực bội, lo lắng, buồn vui lẫn lộn, khó kiểm soát được hành vi của bản thân, lúc này lúc kia, lúc đang vui tự nhiên lại buồn chán hoặc ngược lại… Đây cũng là hệ quả của sự thay đổi nội tiết tố nữ trong những ngày đèn đỏ.

Đa phần hiện tượng này chủ yếu là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể khiến cảm xúc, tâm trạng của chị em thay đổi thất thường. Những cảm xúc ẩm ương này sẽ nhanh chóng đi qua khi ngày đèn đỏ chấm dứt.

4. Một vài lời khuyên cho ngày đèn đỏ

Ngoài việc tìm hiểu đến tháng nên ăn gì kể trên, bạn gái có thể làm theo một số lời khuyên bổ ích sau đây để thoải mái hơn trong ngày đèn đỏ.

4.1 Mặc đồ rộng rãi

Hãy hạn chế mặc đồ bó sát mà thay vào đó là các kiểu quần áo rộng, thoáng mát. Nguyên nhân là việc mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp cho vùng bụng của bạn không bị dồn nén hay siết chặt, từ đó giảm bớt sự khó chịu trong kì kinh nguyệt. Ngoài ra các loại quần lót định hình, bó eo hay nịt bụng cũng không nên mặc trong những ngày này.

4.2 Tập thể dục nhẹ nhàng

Các nghiên cứu đã kết luận rằng cơn đau bụng kinh có thể giảm đáng kể khi bạn thực hiện các hoạt động thể chất như chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, luyện tập yoga… Lưu ý không nên luyện tập quá sức, 30 phút thể dục mỗi ngày giúp cơ thể nhẹ nhàng vượt qua các chứng đau lưng, đau bụng.

4.3 Giữ vệ sinh vùng kín

Thời điểm có kinh là lúc vùng kín của bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất. Do đó, bạn đừng quên vệ sinh cô bé bằng dung dịch có độ pH phù hợp nhé! Ngoài việc thay băng vệ sinh đều đặn 4 giờ 1 lần, bạn gái nên sử dụng loại sản phẩm băng vệ sinh Kotex thấm hút tốt, chất lượng, có tính năng kháng khuẩn tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho "cô bé" trong những ngày ẩm ương. Thế là bạn gái đã biết đến tháng nên ăn gì để vượt qua ngày đèn đỏ thật nhẹ nhàng rồi. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe khi "bà dì" ghé thăm nhé!

 

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.