Chu kỳ

Nguyên nhân đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả

nguyên nhân đau bụng kinh

Một trong những dấu hiệu cảnh báo gần đến ngày hành kinh mà rất nhiều bạn gái thường gặp, đó là đau bụng kinh. Những cơn đau này gây nên cảm giác khó chịu cho các bạn nữ. Vậy đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân gây đau bụng kinh? Các cách giảm đau hiệu quả được nhiều người áp dụng là gì? Cùng Kotex tìm hiểu về vấn đề này nhé!

 

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (hay còn gọi là đau bụng khi đến tháng) thường xuất hiện ở thời điểm trước và trong khi hành kinh. Nguyên nhân do hormone prostaglandin tiết ra nhiều hơn, giúp tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Hoạt động này vô tình làm cho các cơ của tử cung co rút, gây ra những cơn đau.

Các bạn gái sẽ gặp những cơn đau co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới. Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng việc phải chịu những cơn đau khi đến tháng khiến cho việc học tập, làm việc và những sinh hoạt của bạn gái bị đảo lộn. Tùy vào từng cơ địa mà bạn gái sẽ phải chịu những cơn đau lâm râm, dữ dội, thậm chí bị ngất xỉu.

Tham khảo: Các mức độ đau bụng kinh mà phái đẹp cần lưu ý

Đau bụng kinh khi đến tháng có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì?
 

Đau bụng kinh khi đến tháng có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

2. Những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ

Việc bị đau bụng dữ dội trong ngày đèn đỏ mà bạn gái thường gặp phải là do những nguyên nhân chủ yếu sau.

2.1 Do di truyền từ người mẹ sang con

Có nhiều bạn gái sẽ thắc mắc, không biết việc mình bị đau bụng kinh có phải do yếu tố di truyền hay không? Kotex sẽ giải đáp giúp bạn, câu trả lời là có. Nếu các bạn gái có mẹ hoặc dì ruột bị đau bụng kinh khi đến tháng thì các bạn cũng sẽ có khả năng sẽ bị những cơn đau này. 

Dù biết vấn đề này là điều không tránh khỏi, tuy nhiên, bạn gái chúng mình nên tìm cách để hạn chế những cơn đau gây cản trở đến sinh hoạt thường ngày. 

2.2 Chế độ ăn uống không khoa học

Một chế độ dinh dưỡng không khoa học, thường xuyên dùng những thực phẩm quá cay nóng hoặc quá lạnh trong những ngày trước và trong khi hành kinh cũng sẽ là nguyên nhân gây nên việc đau bụng kinh.

Những thực phẩm cay nóng bên cạnh việc làm cho da dễ nổi mụn còn làm tăng tình trạng mất máu, dẫn đến rong kinh và làm tăng những cơn đau bụng kinh.

Ngược lại, những đồ ăn lạnh và có tính hàn sẽ làm cho tử cung khó co bóp, máu khó lưu thông nên sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.

Chế độ ăn uống không khoa học
 

Chế độ ăn uống không khoa học (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo thêm: Tới tháng nên và không nên ăn gì? Các thực phẩm giúp giảm đau bụng ngày "đèn đỏ"

2.3 Do thay đổi nội tiết tố

Khi đến chu kỳ kinh, hormone prostaglandin trong cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn, giúp cho tử cung co bóp, đẩy máu ra ngoài. Do đó, những thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh chính là nguyên nhân gây đau bụng ở bạn nữ. Khi máu kinh đã được đẩy ra ngoài, prostaglandin giảm xuống. Từ đó, những cơn đau bụng sẽ giảm dần và dứt hẳn.

2.4 Do các bệnh phụ khoa 

Một số bạn gái mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,... sẽ làm cho những cơn đau bụng kinh trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. 

Bệnh phụ khoa là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh
 

Bệnh phụ khoa là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)

3. Những giải pháp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả

Một số cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà các bạn gái có thể áp dụng như:

3.1 Chườm ấm bụng

Khi gặp phải các cơn đau bụng kinh, việc chườm ấm bụng bằng túi chườm hoặc chai nước ấm là cách hiệu quả có thể giúp làm giảm các cơn đau.

Các bạn có thể dùng túi chườm ấm bán sẵn ngoài tiệm hoặc có thể dùng chai thủy tinh và cho nước ấm vào để chườm. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn cần kiểm tra nhiệt độ của nước, tránh dùng nước quá nóng sẽ gây tổn thương da.

3.2 Massage vùng bụng

Khi bị những cơn đau âm ỉ hoặc đau nhẹ khi hành kinh thì các bạn gái có thể áp dụng phương pháp massage vùng bụng để làm giảm những cơn đau. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay và massage vùng bụng theo vòng tròn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm vào giọt tinh dầu khi thực hiện. Cách làm trên vừa có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh vừa có thể giảm những cơn co thắt của tử cung.

Tham khảo: Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh các nàng nên biết

3.3 Giữ ấm cơ thể

Khi bạn giữ ấm cơ thể trong những ngày hành kinh sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Các cơ giãn ra, từ đó, việc co bóp của tử cung cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, rất hiệu quả để giảm các cơn đau bụng kinh.

3.4 Uống thuốc giảm đau

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thấy những cơn đau thuyên giảm thì bạn gái chúng mình có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đây là biện pháp bất đắc dĩ và không được khuyên dùng, vì nếu sử dụng nhiều thuốc giảm đau sẽ không tốt cho cơ thể.

Tham khảo: Uống Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh Có Hại Không?

 

Các cách giúp giảm đau bụng kinh mà bạn gái có thể thực hiện
 

Các cách giúp giảm đau bụng kinh mà bạn gái có thể thực hiện (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo thêm: Đau bụng kinh nên uống gì?

3.5 Thăm khám bác sĩ nếu đau bụng dữ dội 1 khoảng thời gian dài

Khi các bạn gặp những cơn đau dữ dội trong một thời gian dài, tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở y tế để thăm khám. Bởi rất có thể, những cơ đau dữ dội trong khoảng thời gian dài xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý khác. Vì vậy, bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân để bác sĩ có những chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trên đây là thông tin nguyên nhân đau bụng kinh và những cách giúp giảm đau hiệu quả. Chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ là vấn đề cần được quan tâm và ưu tiên trong sinh hoạt hàng ngày. Và các bạn gái cũng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm băng vệ sinh Kotex giúp hỗ trợ hiệu quả cho kỳ sinh lý của bản thân mình. 

Xem thêm: Kinh Nguyệt Ra Cục Thịt: Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.